Đặc điểm tự nhiên Hẻm núi Sićevo

Tại rìa đông nam của lưu vực Niš, vết nứt kiến tạo địa lý cho phép quá trình karst điển hình. Khi địa hình lên cao hơn, phát hiện các dạng karst đá vôi bề mặt và bên trong. Vành đai phía đông là bình nguyên Kunovica rộng lớn có hình thái và cảnh quan đặc biệt do sông Nišava cắt vào hẻm. Giới hạn phía bắc là núi Suva, phía nam là núi Svrljica. Nếu không tính Hẻm Djerdap,[lower-alpha 3] đây là hẻm đá vôi dài nhất do nước kiến tạo ở Serbia.[11][12][13][14]

Bình nguyên Kunovica có hình thái và cảnh quan đặc biệt trên lưu vực Niš, do sông Nišava cắt vào hẻm Sićevo

Vị trí và diện tích

Hẻm núi Sićevo minh chứng cho tác động của sông Nišava lên khu vực Kunovica khi chảy giữa hai sườn núi Suva và Svrljica. Hẻm Sićevo dọc theo dòng chảy chính Nišava từ đó đến các lưu vực Niš và Belopalanche. Các đảo nổi trên sông và thung lũng Nišava xác định cho hướng dòng chảy cắt vào địa tầng.[15]

Hẻm núi Sićevo dài 17 km. Nơi hẹp nhất là khe Gradiška (canyon) có độ sâu 260–360 m dưới mực nước biển. Hẻm nối lưu vực Belopalanche ở phía đông với Hạ Ponišavlje ở phía tây. Hẻm được phân chia cấu trúc tại Ostrovica thành hai phần: phần trên dưới dạng khe canyon, còn phía dưới dạng hẻm gorge. Phần khe phía trên dài 7 km; được cắt giữa hai điểm Oblika (901) bên trái và Ples (1.327) bên phải. Lối vào khe là bên dưới ngôi làng Gradište (độ sâu 260 m) và lối ra ở Tu viện Thánh Petka Iverica (sâu 360 m). Nơi đó cũng là lối ra cấu trúc hẻm bên dưới thoải hơn rộng 50 m, rộng dần về phía dưới cho đến lối vào là 500–600 m. Các tầng thung lũng trong hẻm núi có dạng vòm cong.[15]

Hẻm núi Sićevo có làng Prosek (ở giữa), dãy núi Svrljica ở bên trái và dãy Suva ở bên phải

Sự hình thành núi trẻ có tầm quan trọng lớn đối với nguồn gốc ra đời của hẻm núi Sićevo. Kết quả của quá trình này biểu hiện ở các vòm cao đoạn phía trên của hẻm núi, "quá trình kiến tạo trẻ đồng thời khi sông Nišava giao cắt với các dãy núi trẻ xung quanh đã tạo ra hẻm núi Sićevo cùng với một thung lũng xếp tầng".[15]

Hẻm núi Sićevo khởi đầu tại làng Prosek, cũng là điểm cuối của hai dãy núi Svrljica và Suva, từ đó kéo dài 17 km từ tây sang đông cho đến làng Crnče, nơi các nhánh núi ra xa khỏi sông Nišava.

Về phía đông, hẻm núi Sićevo giáp với lưu vực Belopalanche và Hạ Ponišavlje.[3] Lưu vực Ostrovica (khoảng 2 km) chia hẻm thành hai phần: phần dưới có cấu trúc hẻm dài 8,4 km và phần trên dạng khe dài 5,5 km. Phần khe xác định bởi hai điểm Oblika (901) bên trái và Ples (1.327) bên phải của hẻm núi.[16]

Theo cách chia khác, hẻm núi Sićevo chia làm bốn đoạn ngược dòng từ Niš đến Bela Palanka: hai đoạn đầu thuộc hẻm dưới, đoạn thứ ba là lưu vực Ostrovica, đoạn thứ tư thuộc khe trên:

Đoạn đầu tiên - Kusaca

Phần hẻm này có tên Kusaca dài khoảng 5,4 km kéo dài từ cây cầu gần làng Prosek đến đập thủy điện gần làng Sićevo. Địa hình phía nam hẻm núi chủ yếu là dốc, và những vách đá dựng đứng bao quanh từ nam sang đông. Đỉnh Kusaca (771) được bao phủ bởi các cây thân gỗ như sồi, đoạntrăn. Chính giữa Kusaca là Tu viện Đức Mẹ Đồng Trinh Sićevo có đồng cỏ và vườn nho bao quanh, mặt sau là rừng dày đặc. Phía bắc tương tự như phía nam, ở khu vực thấp hơn cũng là rừng và vườn nho. Điểm khác biệt ở Ječava (596) gần như là đồi trọc, cũng như các khu vực cao hơn thì còn chưa bị tác động. Từ năm 1970, nơi đây trở thành làng nghỉ dưỡng cuối tuần với hơn 300 nóc nhà, tiệm thủ công và nhà hàng.[15][17]

Hẻm bắt đầu được mở rộng tại điểm cuối Kusaca. Tại đó, ngay dưới chân làng Sićevo, năm 1922, sông Nišava được đắp đập dẫn một phần nước vào kênh, còn lại xuôi dòng 2 km xuống hạ lưu đến các tua-bin của nhà máy thủy điện được xây dựng vào năm 1931.[15]


Đoạn hẻm đầu tiên Kusaca từ Prosek đến Sićevo (ảnh trái) và Đoạn thứ hai từ Sićevo đến Ostrovica (ảnh phải)

Đoạn thứ hai - Selista

Đoạn thứ hai của hẻm núi Sićevo bắt đầu từ đập nước nhà máy thủy điện Nišava trong khu vực Selista kéo dài về phía thượng nguồn đến Banjica của làng Ostrovica ở lối vào lưu vực Ostrovica. Đoạn này dài 3 km và được thảm thực vật quý hiếm bao phủ. Bờ trái là dải đồi Konjarnik có độ dốc 70-80° với độ cao 300 m chỉ có sơn dương lên xuống qua lại. Bờ phải gọi là "Dracje" cũng bằng đá nhưng độ dốc kém hơn. Về giao thông chỉ có tuyến đường sắt và tuyến cao tốc quốc tế chạy qua Nišava. Hai bên bờ kết hợp lại tạo thành một bức tranh toàn cảnh tuyệt đẹp.[17]

Đoạn thứ ba - Lưu vực Ostrovica

Đoạn thứ ba dài 2 km còn được gọi là Lưu vực Ostrovica, bắt đầu từ Banjica và kéo dài đến cầu đường sắt qua sông Nišava, gần mỏ đá Ostrovica. Khúc sông Nišava chảy qua đoạn này được mở rộng, hai bên bờ chỉ hơi dốc. Hẻm núi được mở rộng và được phủ đầy cánh đồng, vườn nho và các vườn cây ăn trái.[15]

Phần chính của đoạn này là thung lũng Ostrovica nằm bên bờ trái, nơi cắt qua hầu hết các lưu vực của suối Ostrovica. Trung tâm lưu vực là nhà ga tàu hỏa Ostrovica (trước đây là Sveta Petka) bên trái nhà máy điện Ostrovica. Ở ngay gần nhà ga xe lửa và nhà máy điện có một cầu sắt nối làng Sićevo với Ostrovica. Cầu này có vai trò quan trọng kết nối Gramado và Ploća.[15]

Đoạn thứ ba của hẻm núi thuộc Ostrovica phủ đầy đất canh tác, vườn nho, cánh đồng và vườn cây ăn trái

Đoạn thứ tư - Khe Gradiška

Đoạn thứ tư dài 5,5 km còn gọi là khe Gradiška. Đây là phần đẹp nhất của hẻm núi Sićevo. Khe núi bắt đầu từ cầu đường sắt gần làng Ostrovica (nơi đường sắt đi qua bờ trái sông) đến thung lũng Belopalanche. Lối vào bằng phẳng ở ngay bên dưới làng Gradište rộng từ 500–600 m, sâu 260 m, còn lối ra gần Tu viện Thánh Petka chỉ rộng 50 m, sâu 360 m. Các tầng thung lũng cong dạng vòm hoặc tạo hầm. Dọc theo bờ phải sông Nišava là một hệ thống giao thông gồm 13 đường hầm có tổng chiều dài 1,045 km nằm theo trên trục đường quốc tế, còn ở bờ trái có bốn đường hầm thuộc tuyến đường sắt liên vận Niš-Sofia-Istanbul.[15][16]

Đoạn thứ tư của hẻm núi hẹp nhất và được gọi là khe núi Gradiška.

Đặc điểm địa chất và địa mạo

Vào Kỷ Permi, hẻm núi Sićevo nằm dưới đáy Đại dương Tethys

Hẻm Sićevo có hình thái độc đáo, đa dạng và phức hợp trên suốt chiều dài 17 km. Nền tảng được hình thành từ thế Thượng Tân do sự giao cắt của dòng Nišava vào bề mặt bình nguyên Kunovica (độ cao từ 580–900 m) với núi Suva phía nam và núi Svrljica phía bắc.[18]

Vết tích lâu đời nhất của hẻm Sićevo là từ thời Hậu Permi, khi đó vẫn nằm dưới lòng đại dương Tethys, liên quan đến quá trình tạo sơn Variscan. Các quá trình kiến tạo địa chất đã quyết định địa mạo thẩm thấu và lưu vực đá vôi của hẻm núi.[2]

Vào Kỷ Phấn TrắngĐại Trung sinh, các lớp trầm tích đá vôi của hẻm núi đã lắng đọng trong hàng trăm triệu năm. Địa hình đá vôi bao phủ hơn hai phần ba hẻm núi Sićevo và có cấu trúc karst đặc trưng. Các hình thức karst bề mặt trong hẻm núi thể hiện ở các rãnh, vết nứt, hố sụt và nhiều hang động, bậc, các bề mặt phong hóa. Địa hình còn lại chủ yếu là lớp trầm tích kỷ Tân Cận (đa phần thuộc thế Thượng Tân) đã bị xói mòn đáng kể, cùng với lớp trầm tích trẻ hơn phân bố trong các khu cây trồng chính của hẻm núi.[18][19][20][21][22]

Khi đó đáy hồ xuất hiện tương ứng với độ cao 450–510 m hiện này, các quá trình lưu hóa và tạo dốc bắt đầu tác động lên mặt địa tầng.[2] Theo một số nhà nghiên cứu, dòng Nam Morava[lower-alpha 4] và Nišava đổ xuống dưới dạng 17 thác thẳng đứng tạo ra nhiều tầng mặt, trùng khớp với lý thuyết Milankovitch về biến đổi khí hậu bậc thang.[23] Do đó, hẻm Sićevo có đặc điểm chung nhất là hình thái bước nhảy thể hiện qua sự biến thiên địa hình từ các vùng bằng phẳng đến các sườn có độ dốc khác nhau.[19]

Sông Nišava cắt bốn bậc thang của hẻm (ở độ cao tuyệt đối 200–510 m) theo địa hình xuống dốc. Bậc cao nhất có độ cao tương đối 46 m, bậc thứ hai 30–35 m, bậc thứ ba 7–10 m. Lối ra của hẻm chính là ở bậc thứ hai với độ cao 35 m. Ở bậc cao nhất có dấu vết của các tầng cao hơn nhưng không xác định được địa chất chính xác, chỉ còn là các mảnh hình thái. Ba bậc này được tạo thành từ thế Cánh Tân.[1][19]

Hẻm núi đại diện cho một đơn vị địa mạo Thượng Tân và hậu Thượng Tân, phân biệt bốn phần đặc biệt:

  • Dãy núi Svrljica
  • Một phần của cao nguyên Kunovica, Oblica và Kusaca
  • Lưu vực Ostrovica
  • Hẻm Sićevo đoạn hẹp nhất (dạng khe).[24]

Như vậy, tùy theo quan niệm về hẻm mà Sićevo có chiều dài khác nhau: 15,9 km theo Jankovic[2] và 17 km theo Kostić.[1]

Hình thái địa chất đặc trưng phong hóa karst[20]
Hang động karst quanh Sićevo Hình thái karst bề mặt ngoại vi Sićevo Hình thái karst quanh Sićevo

Đặc điểm kiến tạo

Hẻm núi Sićevo cùng dòng Nišava (gần Jelašniča và Kutinskiy Rasches) tạo thành vành đai phía nam của lưu vực Niš, cũng là ranh giới phía bắc của Kovanluk. Hẻm giao cắt với các đường nứt vỡ địa tầng, dọc theo đó địa hình bị hạ thấp cùng với sự hình thành các lưu vực ở kỷ Tân Cận. Sự đa dạng về địa chất - hình thái là một trong những đặc điểm cơ bản của khu vực này, nổi bật là dạng đá vôi Đại Trung Sinh.[25]

Đặc điểm địa chấn học

Về mặt địa chấn học, hẻm núi Sićevo cùng dãy núi Suva là một trong những vùng chấn động ở Serbia. Phần địa lý này của Bán đảo Balkan nằm trong vành đai địa chấn Địa Trung Hải - Xuyên Á[lower-alpha 5] hoạt động rất mạnh. Các rung chấn đôi khi được phát hiện và lan truyền theo cấu trúc vành đai núi Suva và hẻm Sićevo, được biểu hiện trong các hiện tượng địa chấn như động đất cho đến các đặc điểm thủy văn của lớp nước ngầm và nước mặt cùng những thay đổi hình thái của lớp karst.[22]

Kết cấu và hình dạng của hẻm núi Sićevo tiếp tục bị xáo trộn bởi các hoạt động địa chấn. Cường độ địa chấn khác nhau tùy theo thời gian, thường theo một chuỗi năm liên tục, điển hình như khoảng 1867-1886 của thế kỷ 19. Tất cả các hoạt động địa chấn này đều để lại dấu vết địa lý cho hẻm Sićevo và cả lưu vực Niš nói chung. Bản đồ động đất khu vực hẻm núi Sićevo được xây dựng theo thang MSK tính cho phạm vi hoạt động 500 năm.[lower-alpha 6][22]

Tài nguyên khoáng sản

Mỏ than cũ hoang phế ở Jelašniča có từ thời Hoàng thân Andrew

Ở hẻm Sićevo, ngoài rất nhiều đá vôi thì các khoáng sảnquặng khác không có mấy. Hẻm núi cấu thành từ đá vôi là chủ yếu, cùng với toàn bộ các dãy núi xung quanh tạo nên một quần thể đá vôi độc đáo ở Đông Serbia. Hàm lượng đá vôi cao lên tới hơn 90% bao phủ liên tục cả bề mặt. Trữ lượng lớn đá vôi đã thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác từ khoảng năm 1885. Tại làng Ostrovica mở một mỏ đá lớn Thánh Petka để sản xuất vôixi măng. Tại đó bên cạnh đá vôi còn khai thác các loại đá khác phục vụ xây dựng và trang trí.[26]

Sự có mặt của than đá chứng tỏ vào kỷ Tân Cận, hẻm núi Sićevo nằm dưới một quần xã thực vật. Các mỏ than nâu nhỏ là bằng chứng cho sự tồn tại thảm thực vật này ngày trước. Các mỏ than nằm ở sườn nam của hẻm núi thuộc dãy núi Suva, tập trung quanh làng Jelašniča. Khảo sát năm 1906-1907 ước tính trữ lượng than lên tới 16 triệu tấn trên một diện tích khoảng 2.000 ha.[27]

Ngày nay không còn mỏ nào hoạt động tại hẻm núi Sićevo. Mỏ than cuối cùng đã đóng cửa vào năm 1963 sau 78 năm hoạt động. Ở giai đoạn khai thác, sản lượng than dao động từ 80.000 đến 90.000 tấn mỗi năm. Hiện trạng mỏ ngày nay có từ năm 1910 gồm hai cửa thông gió, hành lang ngầm dài 2 km, ba động cơ hơi nước, máy bơm, toa xe, đường ray và xưởng khai thác.[27] Mỏ bị đóng cửa do vị trí không thuận lợi cho ngành công nghiệp của Nam Tư cũ.[26]

Đặc điểm khí hậu

Giả thuyết cho rằng hẻm Sićevo vào kỷ Tân Cận có khí hậu nóng ẩm hơn ngày nay, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình lưu hóa và karst. Vào thế Cánh Tân, khí hậu thay đổi lạnh khô hơn tác động trực tiếp lên quá trình tạo thành địa hình hẻm núi. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, đất bị đóng băng, đá bị nứt vỡ tạo nên nhiều rãnh trên sườn núi, dẫn đến hiệu ứng đất trôi trên băng giá vĩnh cửu[lower-alpha 7] và các hiện tượng xói mòn khác.[28] Trong thế Cánh Tân, giai đoạn băng hà xen kẽ với các giai đoạn khí hậu ấm hơn. Biến đổi khí hậu này đã tác động lớn đến cường độ các quá trình lưu hóa và karst.[29]

Sau thế Cánh Tân, khí hậu ấm hơn đáng kể khiến băng giá tan chảy là điều kiện ngoại sinh cho sông ngòi và độ ẩm cao hơn. Do đó, địa hình hẻm núi Sićevo được tương đối ổn định cho đến ngày nay.[30]

Hẻm núi Sićevo ngày nay có khí hậu ôn đới lục địa đặc trưng.[30] Nhiệt biểu trong khu vực được điều hòa bởi bức xạ mặt trời, vị trí địa lý và tầng đất đá bề mặt. Các dãy núi cao bao quanh ngăn chặn các khối không khí xâm nhập đột ngột dẫn đến dao động nhiệt độlượng mưa ít hơn so với các vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 10 °C và sự biến thiên nhiệt độ trung bình năm cũng dưới 1 °C.[31][32]

Nhiệt độ hẻm núi Sićevo hàng năm đồng đều, thấp nhất vào tháng 1 khoảng -0,6 °C và cao nhất vào tháng 7 dao động từ 20-22 °C.[32] Biên độ nhiệt độ tăng hàng ngày cao hơn 6-8 °C so với cùng lưu vực Niš. Do dòng nước lạnh Nišava, buổi sáng mùa hè thường lạnh hơn 2-4 °C. Nói chung, nhiệt độ trung bình mùa hè ở hẻm núi Sićevo cũng tương tự như các lưu vực Niš, Pirot và Belopalanche trong khi thường ấm hơn khoảng 1 °C vào các tháng mùa đông.[32] Mùa thu ấm hơn mùa xuân.[33]

Nhiệt độ trung bình các mùaHẻm núi Sićevo (1950-2009)
MùaĐôngXuânThu
Nhiệt độ trung bình1,53 °C11,87 °C21,37 °C12,07 °C

Hẻm núi Sićevo chịu ảnh hưởng của các cơn gió: gió bắc Kosava, gió Sićevo, Jugo và các gió tây bắc khác:[30][34]

Tổng quan về gió thổi qua hẻm núi Sićevo
Tên gióĐặc điểm
KosavaGió bắc (còn gọi là "trư nhân") bắt nguồn từ hướng đông bắc. Gió thổi trong mùa đông xuân với cường độ không đáng kể.
SićevoGió mạnh nhất thổi qua và thường là yếu tố gây bão
JugoGió ấm, rất bất lợi cho cây trồng vật nuôi. Có thể làm cây trồng khô héo và vật nuôi gầy ốm đến chết.
Gió tây bắcNhững cơn gió thường thấy nhất trong khu vực hẻm núi, tốc độ gió 1,5-2,9 theo thang Beaufort.

Bầu trời nhiều mây ở hẻm núi Sićevo chủ yếu do gió tây thổi tới. Độ mây che phủ thường cao nhất vào mùa đông và đạt cực đại 0,7-0,8 trong tháng 12, khi đó bầu trời dường như bị mây che kín. Độ mây che phủ giảm khi sang xuân và kéo dài đến tháng 9.[34]

Bầu trời nhiều mây ở hẻm núi Sićevo chủ yếu do gió tây thổi đến

Mặc dù có lượng giáng thủy thấp 551-586,8 mm/năm, độ ẩm hẻm núi Sićevo tương đối cao hơn so với môi trường xung quanh do độ mây che phủ cao. Đó cũng là lý do làm giảm thiểu tác hại sương giá, gió và hạn hán. Khi độ ẩm tăng cao, sương mù xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn. Gió tây mang hơi ẩm khiến lượng mưa cao nhất vào tháng 5 và tháng 10, còn lượng mưa ít nhất vào tháng 2 và tháng 9 do chịu ảnh hưởng của gió rét và khô. Khoảng 68% lượng mưa ghi nhận vào mùa sinh trưởng của thực vật.[30] Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, chế độ mưa này cũng bị thay đổi ở hẻm núi Sićevo, "vì vậy khi nhiệt độ đạt đỉnh vào những tháng hè cũng không có lượng mưa lớn (tháng khô cằn). Trong mười năm đầu thế kỷ 21, theo một quy tắc bất thành văn, hè hoàn toàn không mưa hoặc thời gian mưa rất ngắn, gần giống như đặc điểm của thời tiết bờ biển Adriatic."[35]

Tương tự như vậy ở hầu hết lãnh thổ Serbia, lượng tuyết rơi các năm gần đây cũng giảm.[36] Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 ghi nhận mùa đông rất ít tuyết, có khả năng do biến đổi khí hậu toàn cầu.[37]

Trước khi hẻm núi Sićevo chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tuyết phủ thường đạt đến một độ cao đáng kể khiến tàu hỏa vẫn thường bị trượt bánh trên đường ray (như ghi nhận vào những năm 1950). Do đó, đầu máy hơi nước chạy vào mùa đông phải lắp thêm các khớp truyền động đặc biệt. Kể cả như vậy, nhiều làng nằm ở Niš và Bela Palanka đã bị cô lập. Tài liệu cho thấy mùa đông năm 1875, tuyết ngập 142 cm, kéo dài từ ngày 10 tháng 11 cho đến tận ngày 2 tháng 4 năm sau.[38]

Yếu tố khí hậu trên hành lang cao tốc E-80, đoạn Prosek—Bela Palanka (hẻm núi Sićevo)[39]
Trạm khí tượngNhiệt độ trung bình nămLượng mưa trung bình năm

(mm)

Ngày tuyết rơi đầu tiênĐợt tuyết rơi trướcĐộ mây che phủ trung bình năm

(n/10)

Tỷ lệ ngày nắng

(%)

Áp suất trung bình năm

(mb)

Niš (Bela Palanka)12 °C (11 °C)586,8ngày 16 tháng 12ngày 1 tháng 3 đến 16 tháng 35,5551019—1020

Nước và đất

Nguồn nước chính của hẻm núi Sićevo là các tả lưu của sông Nišava

Về mặt thủy văn, vùng nước mặt của hẻm núi Sićevo thuộc lưu vực Biển Đen, chảy vào Biển Đen qua sông Danube. Hẻm núi Sićevo ít nước do đặc tính thấm của đá vôi, lượng nước mưa ngấm xuống các lớp chứa nước bên dưới. Khi đá vôi bị chuyển hóa sang đá ngậm nước (chủ yếu là đá cát đỏ), nước phun trào thành các con suối phân bố dọc theo chiều dài hẻm núi. Một số nguồn suối có lượng nước đáng kể được khoanh vùng để cung cấp nước sinh hoạt cho các làng địa phương.[40]

Tả lưu sông Nišava là nguồn nước chính chảy qua hẻm núi, gồm các nhánh: sông Crvena,[lower-alpha 8] sông Ostrovica, sông Kunovica và sông Jelašniča.[40]

Chế độ nước của sông Nišava và các phụ lưu chủ yếu được điều hòa do sự phân bố trầm tích và nhiệt độ không khí, cũng như thành phần đất đá, địa hình bề mặt và phân bố thảm thực vật của cả hẻm núi Sićevo. Dòng chảy Nišava giao cắt với hẻm núi và các địa tầng thung lũng là thành phần chính gây xói mòn. Ở các rãnh đất đá đôi khi có nước chảy ra khi tuyết tan hoặc mưa lớn, trong khi vào mùa khô thì thường không có nước. Thành phần đá vôi dưới tác động của dòng chảy sẽ tạo thành các suối karst ngầm như hố sụt bên dưới bề mặt.[5]

Dựa trên dữ liệu của Viện khí tượng thủy văn Cộng hòa Serbia[lower-alpha 9] về chất lượng nước sông Nišava, các thông số thường vượt quá quy định (loại IIa và IIb) nên được xếp vào loại III hoặc "ngoài tiêu chuẩn". Chất lượng nước ngầm nhìn chung là đạt yêu cầu. Trên lý thuyết, mức BOD ở xấp xỉ giá trị giới hạn. Tổng dư lượng TSS nằm trong giới hạn nhưng biến thiên đáng kể. Độ pH và nồng độ nitrat, phosphat thường không đáng báo động. Chủ yếu do tình hình kinh tế nên việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón trên đất canh tác trong hẻm núi cũng bị hạn chế. Nếu gia tăng hoạt động nông nghiệp cùng với thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước ngầm.[41]

Hệ thống cấp nước khu vực Nišava (NIVOS)[lower-alpha 10] gồm các nguồn nước ở Ljuberadja, Divljana, Mokra và Krupac cung cấp nước sạch (uống được) cho toàn bộ các làng dọc theo hẻm núi đến tận Niš.[42] Nước sạch đạt chất lượng cao và đáng tin cậy.[41]

Ở hẻm núi Sićevo còn phát hiện nước nóng 22 °C tại Ostrovica với năng suất khoảng 10 l/giây. Tuy chất lượng tốt có thể sản xuất đóng chai, việc khai thác đã không được thực hiện.[40][43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hẻm núi Sićevo http://www.archeolog-home.com/pages/content/mala-b... http://vukovblog.blogspot.com/2008/02/rat-struja-i... http://wheretoserbia.com/nis-and-around/sicevo-gor... http://www.spc-altena.de/latein/ebene02/eb8_hs8_us... http://www.discoverserbia.org/sr/jugoistocna-srbij... http://www.liman-h2o.org/wp-content/uploads/2012/0... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.gef.bg.ac.rs/img/upload/files/Rad%204.p... http://www.arhivnis.co.rs/cirilica/idelatnost/br%2... http://www.eps.rs/test/malei.pdf